Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChủTrang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
ThienTruc
ĐẠI TƯỚNG
ĐẠI TƯỚNG
ThienTruc


Huy Chương Sáng Tạo Huy Chương Năng Động Huy Chương Quyền Lực Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 128
USD : 242
Join date : 19/11/2010
Age : 49
Đến từ : Đồng Tháp

CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Empty
Bài gửiTiêu đề: CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP   CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP I_icon_minitimeFri Dec 31, 2010 9:00 am

Bài 1 :
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Thuphap
Ở Việt Nam thuở xưa, vào mỗi dịp Xuân về, người dân hay đến nhà những « Thầy Ðồ » hay những người « hay chữ » để xin chữ về treo như một bức tranh, vừa là món đồ trang trí nhưng cũng vừa là món ăn tinh thần. Thầy đồ hay người hay chữ cho chữ bằng cách viết một hay nhiều chữ trên một tờ giấy lớn, với nội dung mang tính cách chúc tụng hay giáo dục, nét chữ thường được khen là đẹp như rồng bay phượng múa. Lối viết như vậy được gọi là Thư Pháp. Thư Pháp là phương pháp viết chữ (đẹp).
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Ongdoxua
Thư pháp là một môn nghệ thuật phát xuất từ Trung Hoa và đã được các nước Nhật, Triều Tiên, Việt Nam âm thầm chấp nhận và lặng lẽ duy trì.

Ðối với phương Tây, thư pháp được thực hiện bằng nhiều phương tiện : bút sắt, cọ, thước, compa, êke...Con chữ được nắn nót theo chuẩn mực và tỷ lệ. Ðó là cái đẹp của các con chữ theo thị giác người sử dụng hệ chữ La Tinh.
Ðối với người phương Ðông, nói đến môn Thư pháp, người ta thường nghĩ đến cách viết chữ Hán với phong cách đặc biệt... Với cây bút lông, mực và giấy người Trung Hoa đã đưa nghệ thuật viết chữ vươn lên đỉnh cao với lý thuyết phong phú, mang tính triết học, thiền học.

Ở Việt-Nam vào thời điểm nầy, có lẽ ngoại trừ một số người lớn tuổi thâm Nho mới đọc được chữ Hán, chữ Nôm, chớ còn hầu hết là không đọc được.

Bởi vậy tại sao ta không viết thư pháp bằng tiếng Việt ? Viết chữ Việt cũng đẹp vậy, bởi vì sao giải thích được : « Sao là đẹp ? Sao là không đẹp ? » (KTS Nguyễn Thanh Sơn)

« Biết đâu cái gọi là đẹp đối với ta, chắc gì gọi là đẹp đối với kẻ khác !... biết đâu cái gọi là đẹp đối với ta bây giờ chắc gì gọi là đẹp đối với ta sau nầy” (Trang Tử).

Thư pháp bằng tiếng Việt:
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP YeuthuongCƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Hanhphucg
Theo các bậc khoa giáp thời xưa, việc chọn một câu văn một bài thơ để viết lên trang giấy là việc cần hết sức cẩn trọng. Vì ngoài việc thể hiện nét bút tài hoa, năng khiếu viết chữ, nội dung một bức thư pháp còn cho thấy tư tưởng, kiến thức, tâm hồn của người viết. Khi cầm bút, ngoài thể hiện những đường nét rồng bay phượng múa, các thư pháp gia còn phải "nhiếp tâm" với những gì mình sắp sửa viết ra.

Phong trào viết Thư pháp bằng tiếng Việt đã được khôi phục một cách mạnh mẽ từ khoãng 10 năm nay. Bên Việt Nam nhiều Câu Lạc Bộ viết Thư pháp được thành lập trong các thành phố lớn, đã có nhiều "Thư pháp gia" tổ chức những cuộc triển lãm thư pháp như những hoạ sĩ triển lãm tranh vẽ. Tôi xin giới thiệu với bạn sơ lược về bộ môn nầy.

Mới nhìn qua, chúng ta có thể nghĩ là bộ môn nầy khá dễ, muốn viết sao cũng được, miễn cho đẹp thì thôi ! Thật ra môn Thư pháp cũng có nhiều qui tắc, sau đây là vài nguyên tắc chánh.

Chương pháp: tức là nguyên cứu phương pháp phân bố chữ với chữ, hàng với hàng, và các hàng với toàn bộ bức thư pháp. Một bức thư pháp thành công hay không là do ở chương pháp.

-Ðầu câu không thụt vô.
-Các hàng đều và dài bằng nhau
-Một chữ lẻ loi không đứng thành một hàng
-Khoảng trống ở hàng cuối không dài hơn phân nửa chiều dài của hàng
-Không dùng dấu chấm câu.

Hình dạng bức thư pháp: Có bốn hình dạng chánh

-Hình chữ nhật đứng (Trung đường)
-Hình chữ nhật ngang (Hoành phi)
-Hình vuông (Ðấu phương)
-Hình mặt quạt (Phiến diện) (coi hình dưới đâÿ)
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Phiendien

Ấn chương (hay con dấu, con triện) là một nét văn hoá rất độc đáo của người Trung Quốc.

Ấn chương là một yếu tố quan trọng của một bức thư pháp hay một bức họa. Ðặt đúng vị trí, ấn chương tăng thêm gía trị của tác phẩm, ngược lại sẽ làm hỏng nó. Nghiên cứu kỷ ấn chương, người ta có thể giám định một bức thư họa là chính bản hay ngụy tạo.

Nguyên tắc khắc ấn triện là khắc chìm hoặc khắc nổi :

-Khắc chìm khi in ra có nét chữ trắng trên nền đậm.
-Khắc nổi, khi in ra có nét chữ đậm trên nền lợt.
-Loại nữa chìm nữa nổi
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Caccondau

Vị trí đặt con dấu:

Trong các thư tác của người Trung Hoa xưa có nhiều vị trí được qui ước để đóng dấu như :

-Ðóng ở bên phải, phía trên thư tác gọi là Nhân chương
-Ðóng ở thắc lưng thư tác gọi là Yêu chương
-Ðóng ở phía dưới, bên trái thư tác gọi là Danh chương
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Vitridau

Tùy theo thư tác có khổ lớn hay nhỏ, dài hay ngắn mà có thể đóng một, hai, hoặc ba dấu triện. Vị trí các dấu triện đều có ý nghĩa riêng của nó.
Thư pháp Việt ngữ không hoàn toàn theo qui ước đóng dấu của người Trung Hoa mà theo cách thực hành sau đây :

*. Khi tác giả vừa là tác giả nội dung (Ý) vừa là tác giả hình thức (Hình) ; hoặc tác giả Hình nhưng Ý là các câu văn thơ cổ (hết bản quyền) thì con dấu ở vị trí dưới, phải. Hoặc có thể thêm một dấu ở trên, trái như dấu treo. Như vậy được gọi là Toàn triện.
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Toantrien

*. Khi tác giả Hình viết Ý của tác giả khác (văn, thơ...) nhưng chưa có sự đồng ý của tác giả đó thì con dấu của tác giả Hình đặt bên dưới, phải, còn bên trái ghi tên tác giả Ý và người viết phải ghi « thủ bút » hoặc « viết ». Vị trí nầy tạm gọi là Bán triện
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Bantrien

*. Khi tác giả Hình viết Ý của tác giả khác (văn, thơ...) có sự đồng ý của tác giả Ý thì được quyền đóng dấu ở dưới, bên phải nhưng phải đề tên tác giả Ý phía trên cao, bên trái ; và người viết phải ghi chữ « thủ bút » hoặc « viết ». Vị trí nầy tạm gọi là Ðồng triện
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Dongtrien

*. Trường hợp ngoại lệ : vì lý do bố cục mà người viết không thể sắp xếp được vị trí nơi đóng dấu thì được đặt dấu ở vị trí khác nhưng phải ghi rõ tác giả về Ý. Vị trí nầy tạm gọi là Ngoại triện.
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Ngoaitrien



Được sửa bởi ThienTruc ngày Fri Dec 31, 2010 10:32 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
ThienTruc
ĐẠI TƯỚNG
ĐẠI TƯỚNG
ThienTruc


Huy Chương Sáng Tạo Huy Chương Năng Động Huy Chương Quyền Lực Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 128
USD : 242
Join date : 19/11/2010
Age : 49
Đến từ : Đồng Tháp

CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP   CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP I_icon_minitimeFri Dec 31, 2010 9:26 am

Bài 2 :

CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Tieude2

Chữ Chân Phương, tạm gọi là Chân Tự, là cách viết rõ ràng dễ đọc, rất giống chữ thường.
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Tamd

Chữ Cách Diệu, tạm gọi là Biến Tự, là cách viết biến đổi từ chữ Chân Phương mà ra nhưng các chữ cái hơi được biến dạng một chút để tạo ra cái lối viết riêng của mình.
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Tam3CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Cachtu

Chữ Cá Biệt, tạm gọi là Cuồng Thảo, là lối viết Thư Pháp mà người phóng bút « nhiếp tâm » giữa tư tưởng và quản bút. Lối viết chữ nầy thể hiện cá tính của người viết, nhìn vào kiểu chữ nầy, người xem dễ biết tác giả mà không cần phải xem bút ký. Kiểu chữ nầy thường viết liền lạc trong một nét nên khó đọc.
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Cabiet

Chữ Mô Phỏng là lối viết mô phỏng dựa theo kiểu chữ của nước ngoài. Có người viết chữ Việt nhìn vào ngỡ chữ Tàu, hay chữ Ả Rập, chữ Miên, v.v...
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Tam1bCƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Tam2k

Chữ Mộc bản là kiểu chữ giống như chữ khắc trên mộc hoặc như kiểu thợ sắp chữ của nhà in mà khi viết thì theo một phương pháp đảo lộn, khi xem phải dùng gương phản chiếu. Nhìn vào chữ có dạng Hán-Nôm nhưng đó lại là chữ Việt viết ngược.
(Rất tiếc, không thể up hình vì tôi chưa tìm được hình để scan ngai )

Ngoài ra trong một số tranh Thư Pháp còn có hình ảnh minh họa về thiên nhiên, trong đó phần tranh có thể chiếm khoãng không gian lớn hơn phần chữ. Với đặc trưng nầy Thư Pháp trở thành Thư Họa.
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP CadaoCƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Chucmungnammoi

Trong một số người viết thư Pháp, có nhiều người là họa sĩ, họ thường biến chữ thành tranh, tranh là hình ảnh của chữ. Lối viết nầy rất khó. Thí dụ như :
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Ngoz

Ta có thể hình dung ra được khuôn mặt của Ðức Phật
Sau đây là chữ "Phật" của Trần Bá Linh:
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Phatz

Chữ "Lệ rơi" của Tuấn Hạ :
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Leroi

Và cuối cùng là chữ "Mẹ" của Chính Văn:
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Mechinhvan
Nếu ta nhìn kỷ thì có thể "thấy" hình dáng người mẹ tóc dài xõa lưng, đứng đưa lưng lại và dang tay ra để đở một đứa bé, đứa bé nầy nhìn ngang, nằm co lại như còn trong bụng mẹ.


Sách tham khảo và trích lục:
-Sổ tay thư pháp của KTS Nguyễn Thanh Sơn. Nhà xuất bản Văn Nghệ TP HCM.
-Hồn chữ Việt, Về nghệ thuật thư pháp của Thiện Duyên, Câu Lạc Bộ Yêu Thích Thư Pháp Quận ? TP HCM.
-Hướng dẫn viết thư pháp của Phạm Thanh Hiệp. Câu Lạc Bộ Yêu Thích Thư Pháp Quận I, TP HCM.
-Thư pháp nhập môn, tập I và II của Trung Tâm văn hóa quận 8, Câu Lạc Bộ Thư Pháp, Phạm Công Út biên soạn.
Về Đầu Trang Go down
ThienTruc
ĐẠI TƯỚNG
ĐẠI TƯỚNG
ThienTruc


Huy Chương Sáng Tạo Huy Chương Năng Động Huy Chương Quyền Lực Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 128
USD : 242
Join date : 19/11/2010
Age : 49
Đến từ : Đồng Tháp

CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP   CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP I_icon_minitimeFri Dec 31, 2010 1:27 pm

Bài 3 :
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Tieude3

Thư pháp Việt là một lọai hình nghệ thuật chữ viết, sử dụng các ký tự Latinh với phương tiện cọ lông và mực Tầu để thể hiện.Được chia ra là hai lối viết chính: lối trúc và lối Mai
LỐI TRÚC: là lối viết mạnh mẽ rắn chắc các nét được viết to, mang thần sắc vốn dĩ của thư pháp Hán nhưng cũng không kém phần mềm mại uyển chuyển.
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Nhandatma1

LỐI MAI: các nét chữ được viết mảnh mai từng nét chữ mềm mại thích hợp với cấu trúc của các ký tự Latinh đa số là những nét cong uốn lượng chứ không góc cạnh như chữ Hán.
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Vulan

Có người sử dụng cả hai lối này vào trong một tác phẩm, Lối Trúc được dùng cho chữ đại tự và lối Mai được dùng cho câu văn viết kèm.
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Th8p

Mỗi thư pháp gia có mỗi phong cánh và nét chữ hòan tòan khác nhau, mỗi người một vẻ. Nhưng được chia vào các thể chính như sau: Điền, Họa, Thủy, Mộc, Phong, Dị .

ĐIỀN THỂ: là lối viết chữ Việt được sắp xếp thành từng khối vuông hay tròn, được ưa chuộng và khắc chạm trên các bức phù điêu... thường dùng cho những câu đối trong đền chùa...
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Dngiaydo50lager

HỌA THỂ: là một nghệ thuật viết chữ khéo léo có sắp xếp tính tóan sao cho từng đường nét chữ phối hợp thành những hình dạng mang ý nghĩa nhất định.
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Ngop

THỦY THỂ: là lối viết chữ nhái theo lối viết chữ Hán, chữ viết không ngang hàng mà được viết dọc xuống như nước đổ.
MỘC THỂ: là lối viết mộc mạc giản dị ngay hàng thẳng lối dễ đọc và dễ cảm nhận nhưng không kém phần bay bướm. Lối này được nhiều người ưa thích và thể hiện.
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP La1c

PHONG THỂ: là lối chữ viết nhanh trôi chảy. Khi đặt bút xuống là như một cơn bão quét qua không phút ngập ngừng. Nét chữ tuôn ra theo cảm hứng và quán tính vì thế đôi khi nét chữ không hòan chỉnh và hơi khó đọc nhưng vẫn dễ đọc hơn Dị thể.
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Chamenhanmotdoitif

DỊ THỂ: là lối viết chữ cá tính ngọn bút xuất phát từ cảm hứng cao độ, đường nét không theo chuẩn mực mà phóng bút tự do. Nét chữ không rõ ràng mà chỉ mang dáng dấp chính của con chữ, người thưởng ngoạn đôi khi cũng phải đoán để hiểu được nội dung.
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP 94791108


Có Hai thể chữ cũng nên nói tới

THỂ LONG PHỤNG: là dạng chữ rong được viết bằng một bản gỗ nhỏ có răng cưa. Mỗi chữ được viết vẽ kèm theo những hình ảnh lạ mắt như rồng phụng hoặc các ông Phúc Lộc Thọ...
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Longphung

THỂ ÂM DƯƠNG: là dạng chữ ngược, nhìn vào trông như chữ Hán, muốn đọc thì phải quen lối viết và tưởng tượng ngựơc lại, hoặc nhìn ngược từ mặt sau tờ giấy không thì nhìn vào hình ảnh phản chiếu từ một tấm gương.
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Nhan1

Về Đầu Trang Go down
ThienTruc
ĐẠI TƯỚNG
ĐẠI TƯỚNG
ThienTruc


Huy Chương Sáng Tạo Huy Chương Năng Động Huy Chương Quyền Lực Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 128
USD : 242
Join date : 19/11/2010
Age : 49
Đến từ : Đồng Tháp

CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Empty
Bài gửiTiêu đề: KỸ THUẬT VẬN CỌ TRONG THƯ PHÁP   CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP I_icon_minitimeFri Dec 31, 2010 1:44 pm

Bài 4:
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Tieude4

Kỹ thuật vận cọ cũng theo phong cách Hán như: Ức (nhấn mạnh xuống), Đôn (dè dặt), Tỏa ( sổ hạ xuống), Trì ( viết nét chậm lại), Tốc (viết nhanh), Hòan ( thả lại, hồi đầu), Khẩn (vung bút đột ngột), Khinh ( nhẹ nhàng lả lướt bay bỗng), Trọng ( nhấn điểm xuyến).
Một tác phẩm chuẩn mực cần phải hội đủ thêm các yếu tố sau: Tâm, Ý, Trí, Khí.

TÂM: khi người viết đặt tâm hồn của mình vào con chữ. Đôi khi nhìn vào chữ viết của họ mình có thể đóan được cả tính cách và tâm hồn cũng như tâm trạng của người viết. Bị ảnh hưởng bởi (hỷ, nộ, ái, ố) cho nên khi viết cần phải tịnh tâm để tránh những tạp niệm ảnh hưởng tới nét chữ.

Ý: Là những gửi gắm của tác giả trong tác phẩm từ đường nét đến nội dung cũng như những hình ảnh minh họa kèm theo nếu có tạo chiều sâu cho tác phẩm.

TRÍ: Là phần khéo léo của tác giả khi xử lý nét chữ và sắp xếp bố cục cũng như trang trí cho tác phẩm. Sao cho thật sáng tạo và ấn tượng với những phong cách riêng để tác phẩm thêm bắt mắt và thu hút người thưởng ngoạn.

KHÍ: (Bút lực) Là kỹ thuật vận bút của người viết sao cho uyển chuyển, khi nhanh khi chậm khi đậm khi nhạt và dày mỏng sao cho nhịp nhàng và thanh thoát.

Một nét cọ căn bản được chia là các bước sau : Khởi bút, Hành bút và Thu bút. Thường thì phần giữa sẽ nhỏ hơn hai phần đầu và, một nét chữ đã viết thì không được đồ đi đồ lại....
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Tru1

NÉT TRỤ: là nét kéo thẳng đầy mạnh mẽ
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Nettru

NÉT TẤN: là nét kéo ngang cũng đầy uy lực.
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Nettan1CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Nettan2

NÉT PHÁC: gồm các nét phác ngang, dọc, xéo...Khi viết thì khởi bút, hành bút nhưng không có nét dừng bút mà được kéo đi luôn.
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Netphac

NÉT VÒNG: là những nét khởi đầu và được kéo lại thành vòng nét cuối hướng về nét khởi đầu.
NÉT MÓC: là những nét được khởi bút móc vòng xuống nhưng cuối nét không hướng về nét khởi, và khi thu bút không dừng lại mà kéo bút lên tạo ra một đường nhọn cuối nét.
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Netcong

NÉT KÉO: là những nét mỏng kéo dài theo hướng ngang, dọc hoặc vòng.
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Netkeo

NÉT LƯỢN: là ngững nét cong gọp lại theo đường gợn sóng.
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Netluon

NÉT SƯỚT: là những khỏang trống trong một nét chữ được tạo ra từ những sớ cọ. Có hai lọai nét sướt: nét sướt ngọn và nét sướt bụng.
Nét sướt ngọn được tạo ra khi kéo ngang bằng ngọn bút và ngọn cọ được tách ra rõ ràng tạo nên nét sướt cũng rõ nét.
Nét sướt bụng khi nét kéo ngang bằng bụng của ngọn bút .

Khi thưởng lãm một tác phẩm trước khi xét về đường nét và nội dung thì điểm đặc biệt thu hút và có bắt mắt người xem hay không là ở phần trang trí và bố cục tác phẩm. Bố cục thư pháp Việt không trình bày từng chữ từ trên xuống và từng cột như thư pháp Hán, ngọai trừ viết theo dạng đối. Một tác phẩm viết tràng giang đại hải không ý tứ thì không được xem là một bố cục đẹp. Các chữ viết không được quá khít và cũng đừng quá thưa thớt lõng lẻo. Nét này phải tương quan và bổ sung cho nét kia tránh trùng lập lên nhau gây khó đọc. Các chữ thường liên kết với nhau và tạo thành những khối có kết cấu.

Chữ viết được sắp xếp theo nguyên tắc chữ Việt bình thường, đọc từ trái qua, và xếp hàng từ trên xuống. Chữ cái đầu câu phải viết hoa hoặc được nhấn đậm nét. Trong tác phẩm thư pháp không nhất thiết chỉ có chữ cái đầu câu hay danh tánh... mới được viết hoa theo lệ, những chữ quan trọng mang ý chính của tác phẩm có thể viết nhấn mạnh đậm nét hoặc viết to để thể hiện rõ ý của tác phẩm.

Các dạng bố cục thường gặp như sau :
DẠNG THÁP: bố cục phần trên nhỏ và to ra phần chân như một ngon tháp tạo cảm giác bền vững.
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Phuvan12

DẠNG GIÁO: bố cục có dạng một mũi giáo, phần thân to và phần đầu và chân thì nhỏ.
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Camon1

DẠNG TRỤ: là viết theo lối thông thường các chữ cái đầu tiên xếp thành một hành thẳng
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Dangtru

DẠNG CỤM: bố cục chia ra thành từng cụm từng khối nhỏ.
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Dangcum

ẤN CHƯƠNG: gồm ba loại Nhân chương , Yêu chương, và Danh chương.
NHÂN CHƯƠNG: được nằm ở vị trí trên cùng của tác phẩm. Thường đại diện cho tên của một hội nhóm mà tác giả tham gia hoặc những biểu trưng đặc biệt. Cộng thêm điểm mốc thời gian của tác phẩm.
YÊU CHƯƠNG: được đóng vào giữa tác phẩm
DANH CHƯƠNG: được đóng ở cuối tác phẩm ngay chữ ký của tác giả.
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Anchuong
Tùy theo bố cục của tác phẩm mà ấn chương được đóng ở đâu cho hợp lý nhất.

CÁCH CẦM CỌ
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Bantaynho1

Sao cho ngọn bút vuông góc với mặt phẳng của giấy. Theo lối viết chữ Hán ngày xưa thì họ viết chữ từ bên phải sang trái cho nên họ không được chạm tay vào giấy nếu không những nét chữ chưa khô sẽ bị lem khi tay quẹt vào. Nhưng chữ Việt thì không gặp vấn đề đó, cho nên cách cầm cọ thế nào chỉ thể hiện kiểu cách và công phu của người viết. Nhưng không bắt buộc phải nhấc tay hổng lên trên mặt giấy. có ba cách cầm cọ thường gặp:
ĐIỂM THỦ: người viết chống một ngón tay út chạm vào mặt giấy lấy điểm tựa.
TÌ THỦ: cạnh bàn tay tiếp xúc với mặt giấy như cách viết chữ bình thường
BỔNG THỦ: tay nhấc bổng lên theo lối thư pháp Hán.


Về Đầu Trang Go down
Tùng Nguyễn
Binh Sỹ
Binh Sỹ



Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 1
USD : 1
Join date : 25/02/2014
Age : 45
Đến từ : Thanh Hóa

CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP   CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP I_icon_minitimeTue Feb 25, 2014 7:30 pm

Hay quá!
Cảm ơn tác giả!
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP   CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
CƠ BẢN VỀ THƯ PHÁP
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Giải Trí :: Thư Pháp Việt-
Chuyển đến